Lớp 6 (181 chữ):
Với vốn kiến thức ở một mức độ, học sinh lớp sáu có thể hiểu được những khái niệm phức tạo hơn được diễn đạt bằng những chữ Hán phức tạp hơn.
亡 寸 己 干 仁 収 尺 片 冊 処 幼 庁 穴 危 吸 后 存 宇 宅 机 灰 至 乱 卵 否 困 孝 忘 我 批 私 系 並 乳 供 刻 呼 垂 宗 宙 宝 届 延 若 忠 拡 担 拝 枚 沿 巻 城 奏 姿 宣 専 律 映 染 段 泉 洗 派 皇 看 砂 紅 背 肺 革 値 俳 党 射 将 展 座 従 降 除 陛 朗 株 班 秘 純 納 胸 蚕 討 針 骨 域 密 著 郷 郵 捨 推 探 欲 済 異 盛 窓 翌 脳 視 訪 訳 閉 頂 割 創 勤 善 尊 就 揮 敬 晩 棒 痛 筋 策 衆 裁 装 補 詞 貴 傷 幕 蒸 暖 減 盟 絹 署 聖 腹 裏 誠 賃 層 障 暮 模 疑 磁 穀 誤 誌 認 閣 劇 蔵 遺 権 潮 熟 諸 誕 論 奮 憲 操 樹 激 糖 縦 鋼 優 厳 縮 覧 簡 臨 難 臓 警
Âm Hán Việt
Vong Thốn Kỷ Can Nhân Thu (Thâu) Xích Phiến Sách Xử Nhi Ấu Sảnh Huyệt Nguy Hấp Hậu Tồi Vũ Trạch Kỷ Hôi Chí Loạn Noãn Phủ Khốn Hiếu Vong Ngã Phê Tư Hệ Tịnh Nhũ Cung Khắc Hô Thùy Tôn Trụ Bảo Giới Diên Nhược Trung Khuếch Đảm Bái Mai Duyên Quyển (Quyền) Thành Tấu Tư Tuyên Chuyên Luật Ảnh (Ánh) Nhiễm Đoạn Tuyền Tẩy Phái Hoàng Khán Sa Hồng Bối Phế Cách Trị Bài Đảng Xạ Tướng (Tương) Triển Tọa Tùng (Tòng) Giáng (Hàng) Trừ Bệ Lãng Châu (Chu) Ban Bí Thuần Nạp Hung Tằm Thảo Châm Cốt Vực Mật Trước Hương Bưu Sả Suy (Thôi) Thám Dục Tế Dị Thịnh Song Dực Não Thị Phỏng (Phóng) Dịch Bế Đỉnh (Đinh) Cát Sáng Cần Thiện Tôn Tựu Huy Kính Vãn Bổng Thống Cân Sách Chúng Tài Trang Bổ Từ Quý Thương Mạc Chưng Noãn Nguyên Minh Quyên Thự Thánh Phúc (Phục) Lý Thành Nhẫm Tằng (Tầng) Chướng Mộ Mô Nghi Từ Cốc Ngộ Chí Nhận Các Kịch Táng Di Quyền Triều Thục Chư Đản Luận Phấn Hiến Thao Thụ Khích (Kích) Đường Tung Cương Ưu Nghiêm Súc Lãm Giản Lâm Nạn (Nan) Tạng Cảnh
Học sinh lớp 6 đã có nhiều kiến thức chung về xã hội, gia đình, nhà trường v.v…. nên ở lớp 6 giáo viên có thể lấy rất nhiều ví dụ các từ Hán Việt cho các em,
ví dụ:
hoàng hậu (皇后), vũ trụ (宇宙), lâm thời (臨時), tai nạn (災難), kinh tế (経済), chính quyền (政権) v.v...
Trong quá trình giảng dậy, cũng cần phải dạy cho học sinh phân biệt những chữ Hán cùng âm Hán Việt nhưng khác nghĩa (đồng âm dị nghĩa).
Ví dụ:
1. Chữ Mộ 暮 (có nghĩa là lúc trời gần tối) khác với chữ Mộ 墓 (có nghĩa là mộ, mồ mả)
2. Chữ Triều 潮 trong từ “thủy triều” 水潮 khác với chữ Triều 朝 trong từ “triều đình” 朝廷
3. Chữ Cảnh 警 trong từ “cảnh sát” 警察 khác với chữ Cảnh 境 trong từ “hoàn cảnh” 環境
4. Chữ Lâm 臨 trong từ “lâm thời” (臨時) khác với chữ Lâm 林 trong từ “lâm sản” (林産).
Mục tiêu là:
Học hết bậc tiểu học học sinh cần nắm tối thiểu về cấu tạo chữ Hán, cách viết chữ Hán và có hiểu biết tối thiểu khoảng 1000 chữ (chính xác số lượng chữ Hán dậy cho bậc tiểu học ở Nhật là 1006 chữ). Với hiểu biết 1000 chữ Hán, học sinh tiểu học có thể giải thích và phân biệt được nhiều từ Hán Việt có trong từ vựng tiếng Việt.
3.2 Cấp 2
Chương trình chữ Hán cho các em học sinh cấp 2 có thể bao gồm khoảng 1000 chữ (xem bảng phụ lục), chia làm ba cho ba khối lớp 7, lớp 8 và lớp 9 một cách hợp lý. Ở lứa tuổi học cấp 2 này học sinh có khối lượng từ nhiều hơn nên có thể đưa nhiều ví dụ cho các em. Ngoài ra trong chương trình cũng đưa vào một số bài thơ và bài văn chữ Hán đơn giản để các em làm quen với văn học chữ Hán. Mục tiêu cuối khóa học cấp 2, các em có thể hiểu được khoảng gần 2000 chữ Hán thông dụng và có thể đọc được những bài văn thơ chữ Hán đơn giản. Bài thơ chữ Hán “Thần” sau có thể dùng làm ví dụ giảng dạy:
神 Thần
南國山河南帝居 Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
絕然定分在天書 Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
如何逆鹵來侵犯 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
汝等行看取敗虛 Nhữ đẳng hành khán thủ bại hư
3.3 Cấp 3
Ở cấp 3 (lớp 10, 11, và 12), học sinh đã có những hiểu biết nhất định về lịch sử, văn hóa, tự nhiên và xã hội cho nên cần nâng cấp mức độ diễn đạt của chữ Hán. Cần khái quát và ôn tập lại toàn bộ chữ Hán đã được dậy ở bậc tiểu học, đưa thêm các ví dụ về từ Hán Việt phù hợp với vốn kiến thức và sự hiểu biết của các em học sinh. Giới thiệu thêm số lượng các chữ Hán khác, và đồng thời hệ thống lại quá trình hình thành chữ Hán (lịch sử), cấu tạo chữ Hán, lịch sử chữ Nôm, và cách cấu tạo chữ Nôm từ chữ Hán. Giới thiệu thêm một số chữ Nôm rất thông dụng trong vốn từ vựng tiếng Việt.
Đưa thêm một số bài văn thơ Hán Nôm. Song song với việc học ngữ pháp tiếng Việt học sinh có thể hiểu được phần nào những phần trích dẫn các tác phẩm văn học Hán Nôm. Ví dụ bài thơ “Vịnh người chửa hoang” của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương:
Cả nể cho nên hóa dở dang
Nỗi lòng chàng có biết chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu sao đà đẩy nét ngang
Cái tội trăm năm chàng chịu cả
Chữ tình một khối thiếp xin mang
Quản bao miệng thế nhời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan
(Theo “Spring Essence – The Poetry of Hồ Xuân Hương”, Copper Canyon Press, 2000, có chỉnh lại chữ Chửa thành chữ Chửa hoặc Chửa có chữ hoặc bộ có phần hợp lý hơn).
Kết thúc chương trình lớp 12 với vốn hiểu biết khoảng 2000 chữ Hán và các cách tạo chữ Nôm, học sinh đã có thể tự học thêm được chữ Hán-Nôm và có thể tự đọc được những tác phẩm ngắn hoặc các đoạn trích từ các tác phẩm Hán Nôm. Nếu trong quá trình giảng dạy và học tập, giới thiệu cho các em học sinh cả ngữ pháp cơ bản của Hán ngữ thì rất tốt, các em học sinh có thể đọc hiểu được những nhãn mác và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Trung Quốc (Hán ngữ hiện đại) có trong hàng hóa và sản phẩm.
3.4 Đại học
Song song với việc duy trì dạy ngoại ngữ (tiếng Anh), và dạy phương pháp viết luận văn báo cáo khoa học bằng tiếng Việt, sinh viên cần được học thêm chữ Hán Nôm nhằm bổ sung thêm vốn hiểu biết về ngôn ngữ tiếng Việt và nguồn gốc các từ Hán Việt và các từ đồng âm dị nghĩa trong tiếng Việt. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, lịch sử học và ngôn ngữ học có thể vẫn tiếp tục duy trì việc dạy và học Hán ngữ, các ngành khoa học kỹ thuật có thể có môn học Hán Nôm là môn lựa chọn. Việc học Hán Nôm song song với học ngoại ngữ trong trường đại học cũng giúp cho sinh viên, sau này là các nhà khoa học, có cơ sở để lựa chọn từ ngữ tiếng Việt khi cần dịch các tài liệu tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Nếu chương trình đại học có thêm các môn thuộc về xã hội học, ngôn ngữ học, sư phạm học hay tâm lý học là các môn bắt buộc cho các sinh viên đại học muốn trở thành giảng viên thì trong đó cần có môn Hán Nôm. Trong tương lai sinh viên tốt học đại học phải là người am hiểu kiến thức về rất nhiều lĩnh vực, và là người lành nghề trong chuyên môn mình học, cho nên chương trình giảng dậy cần phải được thay đổi và cập nhật thường xuyên.
4. Dạy chữ Hán Nôm qua phương tiện khác
Ngày nay, bằng các phương tiện khác như TV, máy tính, Internet… chúng ta cũng có thể có thêm các chương trình giáo dục nhằm nâng cao dân trí. Việc dậy chữ Nôm cũng có thể thực hiện được qua các phương tiện này. Các giáo viên dạy chữ Hán Nôm có thể sử dụng máy tính và Internet để soạn những bài giảng chữ Hán Nôm cho học sinh sinh viên và đồng thời có thể tự học thêm nhiều chữ Hán Nôm khó nữa, và tự nghiên cứu các tác phẩm văn học và tài liệu Hán Nôm. Hàng năm nên tổ chức các hội thảo để làm diễn đàn cho mọi người tham ra trao đổi học thuật, trao đổi kinh nghiệm học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
5. Kết luận
Trong bài này tác giả đã đề xuất một chương trình giảng dạy Hán Nôm cho các bậc học ở Việt Nam. Chương trình chữ Hán Nôm dạy cho bậc tiểu học khoảng 1000 chữ Hán cơ bản. Bậc trung học cấp 2 và cấp 3 học thêm khoảng 1000 chữ Hán nữa và học thêm về chữ Nôm, thơ văn Hán Nôm bằng cách trích dẫn các tác phẩm văn học Hán Nôm của Việt Nam. Ở bậc đại học, môn Hán Nôm có thể được dạy song song với môn tiếng Việt. Việc dạy và học chữ Hán Nôm cũng có thể thực hiện được thông qua các phương tiện đại chúng. Việc đưa chữ Hán Nôm vào giảng dạy ở trường học song song với giảng dạy môn tiếng Việt và ngoại ngữ (tiếng Anh) là cần thiết, giúp cho việc hiểu và phát triển tiếng Việt ngày càng hoàn thiện hơn. Việc học chữ Hán Nôm còn có lợi ích giúp cho các thế hệ mai sau có thể đọc và tham khảo được sách và tài liệu Hán Nôm về lịch sử địa lý của Việt Nam nhằm góp phần vào công cuộc bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Nguồn Internet:
2. Hội Bảo tồn Di sản Nôm:
3. Trần, Văn Kiệm (2004), Giúp đọc Nôm và Hán Việt, NXB Đà Nẵng, Việt Nam.
4. Hayashi, Shiro và Hama Omura (1997), Từ Điển Giải Thích Nghĩa Chữ Hán Cho Bậc Tiểu Học – 例解小学漢字辞典, Nhà xuất bản Sanseido, Tokyo, Nhật Bản.
5. Nishiguchi, Koichi và Tamaki Kono (1994), A Study System for Intermediate and Advanced Learners Kanji in Context, The Japan Times, Tokyo, Japan
Bài này thiếu nhiều phần, xem bản đầy đủ ở link https://drive.google.com/file/d/0B_IlkEMF-S1peUxPNElrTjAtcjg/view
Trả lờiXóa