Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

lam sao de Google nhanh tao sitelink cho website ban

Người đăng: Nguyễn Hoàng Anh's Blog

Thủ Thuật Để Google nhanh tạo sitelink cho website của bạn
Mình đang làm cho site http://bive.com.vn/của mình đang tìm kiếm cách google thúc đẩy sitelink , thấy bày này hay chia sẻ với các bạn
[IMG][IMG][IMG]

1. Submit URL : bước đầu tiên cần phải làm là gửi URL website của bạn lên Google cũng như các bộ máy tìm kiếm khác.

2. Google webmaster: sử dụng Goolge webmaster tools. Nó giúp bạn theo dõi và bổ trợ phát triển website hiệu quả hơn.

3. Xóa bỏ các links hỏng: Nếu bạn đang dùng một blog bằng Wordpress, bạn có thể sử dụng Broken link checker Plugin hoặc cũng có thể sử dụng Google webmaster. Việc hủy các link hỏng sẽ giúp bạn rất nhiều.

4. Lỗi HTML: Google muốn website của bạn phải thật chính xác, phải xóa bỏ tất cảnhững codes và tags html bị lỗi. Bạn có thể vào đây để xem các lỗi của website W3C HTML Validation Service.

5. Lỗi CSS: cũng tương tự như vậy, tất cả các lỗi CSS cần phải được sửa. Để kiểm tra và xác định lỗi bạn có thể vào đây W3C CSS Validation Service.

6. SEO : tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Cái này thì chắc mọi người đều biết.

7. Số lượng các đề mục: Website nên có ít nhất 3 đến 5 pages, và 10-15 bài viết.

8. Pagerank : nếu website của bạn có số lượng back link lớn và chỉ số pagerank cao thì sẽ dễ dàng có được sitelinks của google.

9. Internal linking : links nội bộ trong website của bạn. Nõ cũng giúp tăng số lượng page views và làm cho người đọc ở lại web của bạn lâu hơn.

10. Permalink redirect: Tự động redirect 301 những bài viết của bạn tới địa chỉ URL đã được tối ưu (SEOfriendly) do bạn tự đặt.

11. SE traffic (search engine traffics): nếu bạn nhận được nhiều traffic từ các công cụ tìm kiếm, web của bạn sẽ chắc chắn sẽ nhanh chóng nhận được sitelinks. (cách tăng SE traffics, kiểm tra % traffics đến từ SE)

12. Tuổi của website: một số chuyên gia nói rằng một website phải mất ít nhất 1 năm để có thể có sitelinks, những chưa hẳn điều đó đã đúng. Một số trang web chỉ mất 7-8 tháng hoặc thậm chí 4-5 tháng.

13. Tìm kiếm và clicks: số lượng tìm kiếm và số lượng clicks mà website của bạn nhận được dựa vào các từ khóa. Bạn phải làm sao để có được càng nhiều clicks vào từ khóa được tìm kiếm càng tốt.

14. Điều hướng hiệu quả mà đơn giản: website nên có mộ hệ thống điều hướng hiệu quả. Nên đặt các thanh điều hướng ở phía trên cùng của website. Đặt các links điều hướng trong các tags < ul > và < li > .

15. Nội dung chất lượng: liên tục cập nhật các nội dung tự viết, hạn chế copy từ các trang web khác.( không nên có quá nhiều bài viết mới trong 1 ngày, hạn chế 5-10 bài)

16. Categories và tags: sitelinks của website cũng có thể là một trang hạng mục ( category page) hoặc một tag page. Vì vậy, phải luôn luôn giữ liên hệ giữa các category và tags .

17. Loại bỏ Javascrip và hình ảnh: việc sử dụng các javascrip và hình ảnh trên navigation menu/labels có thể ngăn website của bạn nhận được sitelinks.

18. Câu liên kết: nếu bạn muốn một catelory hay một trang của bạn có mặt trong sitelinks, thì chúng nên được liên kết tới nhiều trang web khác, nên đặt các link về trang web (inbound links) ở các website có thứ hạng cao.

19. Homepage links: cố gắng có khoảng 4-8 línks trên trang chủ của bạn, mà những links đó điều hướng trực tiếp tới các trang và category mà bạn muốn nó xuất hiện trên sitelinks. Phải chắc rằng bạn tạo cho chúng một anchor text hợp lý và ngắn gọn.

20. Sitemap: đó là điều bắt buộc phải có của mọi website. Tạo một sitemap ngắn gọn, dễ hiểu và bao gồm tất cả các links được hiện trên homepage để chúng có thể được indexed toàn bộ, đồng thời submit sitemap đó bằng Google webmaster tool.

21. Cấu trúc web: cần phải có một cấu trúc web tốt để các bots của công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận dạng chủ đề của web.

22. Liên kiết trong web: nếu bạn muốn tạo một bài viết mà bài viết đó có mặt trong sitelinks, điều cần làm là phải tạo được nhiều liên kết từ các bài viết khác tới bài viết đó.

23. Xem xét lại web: nếu bạn chưa có được sitelinks khí áp dụng những thủ thuật trên, bạn có thể yêu cầu Google đánh giá lại website của bạn. Bạn có thể sử dụng chức năng này trong Google webmaster, điều cần làm là viết một bức thư thuyết phục tới Google.


Chúc bạn thành công !

0 nhận xét: