Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Những nét khác biệt trong việc cầm bút của nghệ thuật Thư pháp Việt và Thư pháp Hán tự

Người đăng: Nguyễn Hoàng Anh's Blog


 Những nét khác biệt trong việc cầm bút của nghệ thuật Thư pháp Việt và Thư pháp Hán tự.
Hướng cho người nhìn một nét mới khi biết và định hình cho nghệ thuật Thư pháp Việt có những cách cầm bút đặc trưng.
I.  CÁCH CẦM BÚT:

1.      Cách cầm bút của nghệ thuật Thư pháp Trung Hoa và nguồn gốc của bút lông một sản phẩm của văn hoá phương Đông::
Nguồn gốc bút lông:
Bút lông là sản phẩm văn hoá hình thành sau một giai đoạn dài văn hoá chữ viết trung hoa cổ chỉ viết trên xương thú, mai rùa, da, vải chỉ viết bằng cây, bút sắt chấm mực và khắc. Thời nàh Tần người ta xem tướng Mông Điền là người sáng tạo ra bút lông dù rằng thời nhà Ân Thương đã có các loại văn bản dùng đến son và bút.. Hình thành và phát triển từ sự thông nhất ngôn ngữ và văn tự, bút lông càng phát huy hơn nữa tính thực tiễn và đa dụng của nó và truyền bá đi khắp các quốc gia phương Đông có chung văn hoá Hán tự.
-         Cách cầm bút theo một nguyên tắc đã định hình từ ngàn năm nay của nghệ thuật Thư pháp Trung Hoa đó là hướng cầm bút theo phong cách ngũ chỉ pháp, ứng dụng năm ngón tay hình thành thế cầm bút vững và thẳng đứng.
-         Các cách cầm bút có các hướng:

*Thẳng đứng từ trên thân bút xuống đầu bút.

*Nghiêng góc từ trong ra ngoài hướng đầu bút về phía trước, ngón tay út tỳ nhẹ làm điểm tựa giữ cân bằng khi cầm bút.
*Cách cầm bút từ thân bút gần như tận dụng các phần trên thân bút để ứng dụng cho các phong cách chữ viết khác nhau trong hệ thống chữ hán.
2.      Cách cầm bút của nghệ thuật Thư pháp Việt Nam và sự ứng dụng trong phong cách viết chữ:
Cách cầm bút của nghệ thuật Thư pháp Việt Nam hiện nay có sự phân định ở 2 dòng, Thư pháp Hán tự và Thư pháp Việt hiện đại, nhưng riêng trong chia sẻ sẽ là nghệ thuật Thư pháp Việt hiện đại với những sự ứng dụng mới, đang định hình và có hướng phát triển hình thành một nét văn hoá Việt Nam rất riêng biệt.

Các cách cầm bút mà chúng ta có thể dễ thực hành.
Vì có một hệ tư duy văn hoá chữ hán từ lâu đời nên việc cầm bút lông viết chữ đã là một tiềm thức trong suy nghĩ của người Việt. Đến hôm nay sự trở lại của việc cầm bút lông hình thành một nét riêng rất Việt Nam giống như cha ông chúng ta từng định hình một nét riêng về chữ Nôm.
Hệ thống Việt ngữ hiện nay là một sản phẩm rất thú vị từ tư duy văn hoá Việt Nam và hệ thông latinh ký tự, hình thành một nét mới khi thực hiện các sáng tác về chữ Việt.
Qua cách viết của hệ thông la tinh háo theo hướng nghiêng gốc so với mặt phẳng định hình các hệ thống ký tự nghiêng và đa dạng hơn là các hệ thống ký tự tròn,… Từ đó khi ứng dụng bút lôn vào hệ thống ký tự latinh này là một sự thay đổi rất lạ. Từ sự dày mỏng, chất liệu mực, chất liệu giấy, cách trình bày. Đó chính là sự định hình khá mới lạ của nghệ thuật Thư pháp Việt..
Vì thế khi cầm bút lông theo đúng phương pháp nhưng viết Thư pháp Việt sẽ là một hương linh hoạt hình thành các con chữ theo hệ thống hình học về ký tự đã được học từ văn hoá cơ sở.

II.               HỆ THÔNG VĂN TỰ VÀ CÁCH VIẾT:



Thư pháp Việt Nam

Thư pháp Trung Hoa

Hệ thống văn tự
Chữ Việt
Chữ Hán

Dụng cụ thực hiện
Bút bi, bút chì, bút lông

Bút lông, bút bi
Tư duy
Linh hoạt và ứng dụng

Cố định và bền vững
Cách trình bày
Trên các loại giấy thấm nước và ít thấm nước.

Trên các loại giấy thấm nước.
Hướng phát triển
Đang định hình
Lâu đời

Minh Hoàng biên soạn
Tháng 02 năm 2011

Nguồn: http://hoachuviet.net/cms/ProductView.aspx?ID=174

0 nhận xét: